Lộ trình phát triển các loại máy công nghiệp tại Việt Nam

Công nghệ chế tạo máy là ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc vật dụng, thiết bị hữu ích phục vụ cho đời sống và sản xuất như: ô tô, xe máy, máy bay, robot, vũ khí, máy móc, thiết bị sản xuất, đồ dùng gia đình… 

Với sự phát triển của cuộc sống hiện đại, nhu cầu của con người ngày càng cao, yêu cầu con người ít mất sức hơn nhưng năng suất lao động phải cao, đòi hỏi máy móc, thiết bị phải linh hoạt, gọn nhẹ và thông minh đảm đương thay thế vị trí của con người đặc biệt các vị trí yêu cầu mất sức thì vai trò của nhóm ngành cơ khí càng trở nên quan trọng hơn.

Tầm quan trọng của ngành cơ khí chế tạo máy hiện nay

Ngành cơ khí chế tạo máy là ngành kỹ thuật tạo ra máy móc, thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất cũng như nâng cao năng suất lao động, góp phần cải thiện chất lượng đời sống của người dân.

Nền tảng của ngành chế tạo máy là ứng dụng khoa học công nghệ để sản xuất hàng hoá, biến các nguyên liệu thô trở thành máy móc phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hoặc chính đời sống hàng ngày của chúng ta. 

Dấu ấn trên những công trình trọng điểm của ngành chế tạo máy Việt Nam

Căn cứ vào chiến lược phát triển các ngành công nghiệp cũng như chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam, các viện nghiên cứu đã đầu tư chuyên sâu vào các lĩnh vực thiết kế hệ thống, tiếp nhận chuyển giao công nghệ qua đó đủ năng lực làm tổng thầu cho một số dây chuyền thiết bị cho một số ngành công nghiệp trọng điểm của đất nước.

  • Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và đưa vào vận hành tổ hợp hệ thống bốc dỡ, vận chuyển than cho nhà máy nhiệt điện đốt than có công suất khoảng 600 MW
  • Dự án “Hoàn thiện thiết kế và công nghệ chế tạo, chế tạo thử nghiệm lọc bụi tĩnh điện công suất 1.000.000 Nm3/h” với tỷ lệ nội địa hóa hơn 70%, ứng dụng thành công tại Nhiệt điện Vũng Áng 1 và Thái Bình 1 
  • Viện Nghiên cứu Cơ khí đã đã thực hiện thành công tổng thầu EPCM cho 02 dự án Tân Rai và Nhân Cơ với công suất 2 triệu tấn quặng tinh/năm.

Cơ hội đầu tư vào ngành công nghiệp chế tạo máy tại Việt Nam hiện nay

Lĩnh vực máy móc và thiết bị của Việt Nam đã phát triển đáng kể trong thập kỷ qua. Điều này ghi nhận bằng việc năm 2020 có 2.200 công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất máy móc và thiết bị tại Việt Nam, tổng doanh thu đạt  4,6 tỷ đô la Mỹ.

Mặc dù có một thị trường đầy tiềm năng nhưng các nhà sản xuất máy trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Theo Hiệp hội Công nghiệp Cơ khí Việt Nam (VAMI), doanh nghiệp trong nước chỉ đáp ứng được 32% nhu cầu, còn lại 68% nhu cầu thị trường phụ thuộc vào nhập khẩu. Nhu cầu lớn tuy nhiên công nghệ của các nhà cung cấp trong nước còn lạc hậu, manh mún.

Tỷ trọng chi phối của các nhà cung cấp máy móc và thiết bị nước ngoài tại Việt Nam vẫn ổn luôn định trong thập kỷ qua. Năm 2021, giá trị nhập khẩu máy móc, thiết bị đạt 46,3 tỷ USD, tăng 24,3% so với năm trước.

Từ tổng quan số liệu trên cho thấy dư địa của ngành công nghiệp chế tạo máy móc và thiết bị tại Việt Nam còn rất lớn, nhất là trong bối cảnh nhu cầu ổn định phát triển kinh tế  sau đại dịch. 

Gần đây, Việt Nam đang được hưởng lợi từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung gây ra, nhiều doanh nghiệp nước ngoài rời Trung Quốc và tìm đến Việt Nam để tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình trong bối cảnh những bất ổn do đại dịch Covid.

Năm 2020, Việt Nam có khoảng 110,000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, cao gấp khoảng 2,5 lần so với năm 2010. Doanh thu thuần của riêng ngành sản xuất tăng từ 100 triệu USD năm 2010 lên gần 450 triệu USD năm 2019.

Năm 2021, nhu cầu về robot và tự động hóa tại Việt Nam ước tính trị giá 184,5 triệu USD. Thị trường chủ yếu do các thương hiệu nước ngoài như: ABB, Yaskawa, Fanuc, Kawasaki, Kaku, Universal Robot, … Khách hàng của các thương hiệu này tại Việt Nam chủ yếu là các tập đoàn, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn với đủ ngân sách đầu tư tham gia vào lĩnh vực tự động hóa. 

Một số cơ chế chính sách

Máy khoan CNC

góp phần phát triển công nghệ chế tạo máy tại Việt nam

  • Theo Nghị định số 18/2019/QĐ/TTg về nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng cấm các doanh nghiệp nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng có tuổi thọ > 10 năm
  • Chính phủ xây dựng các cơ chế để hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ: hiện thực hóa Luật Thuế xuất nhập khẩu hiện hành, cho phép miễn thuế đối với doanh nghiệp nhập khẩu máy móc thiết bị một số ngành: nông-lâm-ngư nghiệp, lĩnh vực dầu khí, công nghệ cao…
  • Chính phủ ban hành chính sách về thuế suất thuế nhập khẩu chủ yếu ở mức 0% đối với các máy móc, thiết bị trong nước chưa sản xuất được và để mức phù hợp đối với các loại máy trong nước đã sản xuất được, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng cả về số lượng và chất lượng.

“Cơ hội của doanh nghiệp cơ khí chế tạo Việt Nam rất lớn trong xuất khẩu, có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu khi Việt Nam tham gia Hiệp định TPP. Bởi vậy, doanh nghiệp cơ khí chế tạo muốn cạnh tranh trên sân chơi thương mại tự do toàn cầu, cần đổi mới khoa học công nghệ, máy móc thiết bị, tận dụng có hiệu quả các nguồn lực nhiều hơn nữa. Miếng bánh kinh tế vốn màu mỡ có rất nhiều người muốn được chia phần, doanh nghiệp Việt cũng không thể bỏ lỡ” – bà Trịnh Thị Bích Ngọc nhấn mạnh.

Nếu quý khách có nhu cầu thiết kế web tại Hải Phòng ngành máy công nghiệp hoặc cần marketing ngành máy công nghiệp có thể tham khảo tại Hải Phòng Branding https://haiphongbranding.vn/

 

máy cắt CNC

Trả lời

Chat qua Zalo
Hotline: 0868.501.196